Trà xanh, hay còn gọi là lục trà, là một loại trà phổ biến được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ trà có hương vị truyền thống. Nguyên liệu để sản xuất trà xanh đến từ giống trà Camellia sinensis được trồng ở nhiều tỉnh thành ở nước ta như tỉnh Phú Thọ, tỉnh Thái Nguyên, và các tỉnh miền núi phía Bắc
Tìm hiểu về trà xanh
Trà xanh, hay còn gọi là lục trà, là một loại trà phổ biến được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ trà có hương vị truyền thống. Nguyên liệu để sản xuất trà xanh đến từ giống trà Camellia sinensis được trồng ở nhiều tỉnh thành ở nước ta như tỉnh Phú Thọ, tỉnh Thái Nguyên, và các tỉnh miền núi phía Bắc
Dòng trà này được sản xuất qua 4 bước: Đầu tiên là thu hái trà, làm héo trà, vò trà và sao trà. Trà xanh không bị oxy hóa, do đó, sau khi thu hái trà tươi xong, người làm trà làm nhanh chóng tiến hành công đoạn làm héo trà và sao trà để chặn quá trình oxy hóa, hoặc có thể dùng cách hấp để tiêu diệt men. Khi sao hay hấp thì các enzyme sẽ nhưng hoạt động. So với các loại trà khác thì trà xanh thường có độ chát cao hơn, do quá trình sản xuất trà xanh đã giữ lại nhiều thành phần polyphenol..
Trà xanh giàu chất EGCG (Epigallocatechin gallate) - là một chất chống oxy hóa, theo nghiên cứu thì chất này có tác dụng chống lại các gốc tự do. Do đó, việc uống trà xanh mỗi ngày với liều lượng vừa phải cũng giúp bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Theo nghiên cứu, trong lục trà có chứa hàm lượng chất EGCG cao, đây là chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do – nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Vì thế, nếu duy trì thói quen uống trà xanh thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh và giúp duy trì sức khỏe rất tốt.
Nước trà xanh thường có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, tương tự nước trà tươi khi pha trà. Tùy theo các dòng trà xanh mà hương vị có thể thay đổi, nhưng vị giống trà tươi là hương vị phổ biến nhất. Với hương thơm dịu nhẹ từ lúa non hay cốm non, ngọt bùi, chát và hậu vị ngọt khi thưởng thức.
Tìm hiểu về hồng trà
Hồng trà, hay trà đen, là một loại trà được làm từ giống cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis, qua quá trình lên men từ 60-80% người ta thu được trà đen, quá trình lên men còn tùy thuộc vào từng loại trà. Búp trà xanh non của cây trà chuyển từ màu xanh lục sang màu sậm sau quá trình này. Khi hồng trà đã lên men, nước trà có màu hồng đỏ khi pha, và tên gọi "hồng trà" xuất phát từ đây. Mặc dù hồng trà và trà xanh đều có nguyên liệu cùng một giống trà, nhưng hồng trà qua quá trình gia công lên men nên đã tạo nên một loại trà có màu sắc nổi bật và hương vị đậm đà.
Có nguồn gốc từ Đài Loan và Trung Quốc vào năm 80, hồng trà đã nhanh chóng trở thành một nguyên liệu phổ biến trên toàn cầu. Ngoài việc sử dụng như một thức uống hàng ngày, hồng trà còn được sử dụng làm nguyên liệu pha chế nhiều thức uống hấp dẫn. Nó là một trong ba loại trà được ưa chuộng nhất trên thế giới, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau như người trẻ, người trung niên hay người già. Món hồng trà khi kết hợp cùng các loại bánh ngọt tráng miệng sau bữa ăn hay trong những buổi trà chiều được nhiều thực khách yêu thích.
Hồng trà có màu nước đỏ hồng ánh vàng khi pha, đặc biệt khi làm từ chè Shan Tuyết cổ thụ, mặt nước trà có lớp lông tuyết trắng óng ánh. Hương thơm của trà mang mùi mật ong rừng, hòa quyện với hương vị của núi rừng, và mùi thơm này không bị phai dù pha nhiều lần. Vị chát mạnh và đắng nhẹ, ngọt hậu, và vị chát ngậy bùi là cảm nhận khi bạn thưởng hồng trà. Chất lượng hồng trà càng cao thì vị chát ít hơn, tạo ra vị thanh sâu hơn.
Tại Việt Nam, hồng trà Shan Tuyết đang trở thành lựa chọn hàng đầu. Sản phẩm được làm theo phương pháp truyền thống, lên men toàn bộ 100%, và làm từ trà Shan Tuyết cổ thụ, mang lại chất lượng và màu sắc nổi bật. Hương vị nhẹ nhàng, thanh và màu sắc hồng tươi tự nhiên, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cách phân biệt trà xanh và hồng trà
Một số yếu tố dưới đây giúp bạn phân biệt rõ hồng trà và trà xanh:
Cách chế biến
- Trà xanh là loại trà sau khi thu hái, người ta sẽ mang đi sơ chế và diệt men( là công đoạn quan trọng trong chế biến trà), giúp trà giữ được những dưỡng chất của lá trà tươi
- Hồng trà là loại trà được lên men (oxy hóa), cho nên các thành phần trong lá trà tươi được biến đổi.
Thời gian ủ trà
- Trà xanh bạn cần hãm trà khoảng 10-40 giây tuỳ loại trà, sau đó chờ trà hòa vào nước và thưởng thức
- Hồng trà lại được ủ khoảng 15 phút.
Màu sắc
- Trà xanh tươi khi pha có xanh lục tươi sáng hoặc xanh vàng, vị tươi hơi chát. Còn trà xanh khô khi pha trà có màu vàng xanh,
- Hồng trà khi pha có màu rất đẹp, thường có màu nâu đỏ.
Hương vị
- Trà xanh được nhiều người yêu thích nhờ hương vị dễ chịu, khi mang pha trà xanh có hương cốm non, hương gạo rang khá hấp dẫn
- Hồng trà do được oxy hóa nên có nhiều hương vi độc đáo, một số dòng hồng trà Đài Loan bạn có thể cảm nhận trà có mùi ngọt của hoa quả khô hay mùi socola ở vùng trà Assam - Ấn Độ, nhờ sự đa dang nên phù hợp với nhiều người.
Nhiệt độ nước pha trà
- Trà xanh bạn có thể pha trà ở nhiệt độ khoảng 75 – 80 độ C, nhiệt độ cao quá sẽ dễ làm trà bị đắng hay chát nhiều hơn
- Hông trà bạn có thể pha ở mức nhiệt 95 – 100 độ C.