
Cá ngát nhờ có giá tị dinh dưỡng cao nên nó rất tốt cho sức khỏe. Cá ngát có vị ngọt thanh, không độc, với tính bình, có khả năng bồi bổ khí huyết, sinh tân, ích khí.
Cá ngát có tác dụng gì?

Nhờ cá ngát có hàm lượng dưỡng chất phong phú, nên khi bạn ăn loại cá này cũng đồng nghĩa được nạp thêm nhiều đạm, canxi, chất béo, sắt, vitamin B, PP... và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Cá ngát có vị ngọt thanh, không độc, với tính bình, có khả năng bồi bổ khí huyết, sinh tân, ích khí. Do đó, các món ăn từ cá ngát không chỉ thơm ngon mà còn có lợi cho sức khỏe.
Những người bị suy nhược cơ thể, sinh lý yếu, bị khí huyết hư, khó khăn trong việc tăng cân, tình trạng tóc bạc sớm,.. đều có thể sử dụng.
Cá ngát có đặc điểm gì?

Cá ngát là một loài cá da trơn thuộc họ Plotosidae, có xuất xứ từ Ấn Độ Dương, khu vực tây Thái Bình Dương, và phân bố rộng rãi từ Nhật Bản đến Úc và Fiji. Còn ở Việt Nam, cá ngát phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang... Nó có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, mang hương vị dân dã nhưng bổ dưỡng và vô cùng thơm ngon.
Cá ngát có nhiều đặc điểm nổi bật như:
- Hình dáng cá có thể thấy nó tương tự như lươn, với thân dài và có da bóng. Đuôi có thể nhọn hoặc tù tròn.
- Cá ngát có 4 râu như cá trê nhưng các ngát nhiều râu hơn, màu đậm và lớn hơn.
- Cá ngát có một vây duy nhất kéo dài từ vây lưng thứ hai, vây đuôi và vây hậu môn, do đó bạn có thể thấy phần vây này rất dài, liên tục trên thân cá
- Với 2 ngạnh cứng ở hai bên, do ngạnh sắc và có nọc độc nên cần cẩn thận, vì độc này có thể gây tử vong.
Cá ngát không chỉ là nguyên liệu cho những món ăn ngon mà còn là một đặc sản ở các tỉnh miền Tây thơ mộng, là món ăn bạn nên thử.
Làm sao để hết nhức khi bị cá ngát đâm?

Mặc dù cá ngát thơm ngon, nhưng bên ngạnh nó có chứa độc, và việc sơ chế hay đánh bắt cá có thể vô tình bị cá ngát đâm. Vậy khi bị cá ngát đâm phải làm sao cho hết nhức?
Nọc độc từ cá ngát có thể dùng nhiệt để vô hiệu hóa nó. Vì thế, khi chẳng may bị đâm, bạn cần làm sạch vết thương ngay bằng nước có pha muỗi loãng, điều này giúp cho nồng độ độc tố được làm loãng đi, sau đó nhổ hết cách gai trên da. Tiếp theo, dùng nước ấm khoảng 43 - 45°C cho vết thương vào ngâm trong 30 phút. Nhiệt độ này sẽ giúp giải trừ nọc độc và giảm cơn đau. Sau bước sơ cứu này, bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời, còn nếu sau khi bị đâm bạn thấy không ổn hãy nhanh đến gặp bác sĩ ngay nhé.
Mẹo dân gian trị cá ngát đâm

Ngư dân có một mẹo là khi bị gai độc đâm, họ thường nhai hạt chanh rồi nuốt nước, còn phần bã thì đắp trực tiếp lên vết thương. Chỉ sau khoảng 10 phút, cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể.
Ngoài ra, một số mẹo dân gian khác là dùng nước nhớt lấy từ cổ họng của con gà mái đang ấp trứng, rồi thoa lên vết thương khoảng 3 - 5 lần/ngày hoặc ăn chè nếp.
Do cá ngát trơn có tuyến độc trên gai vây có độc, vì thế để tránh vấn đề này, bạn nên nhờ người bán cá sơ chế, rồi về nhà sơ chế lại sạch là được. Như vậy sẽ tránh nguy cơ bị cá đâm khi thực hiện tại nhà. Nếu bị cá ngát đâm, tốt nhất bạn cứ nên tìm đến bác sĩ ngay để được hỗ trợ, không được chủ quan nhé.
Dấu hiệu nhận biết cá có gai độc
Theo nghiên cứu từ Đại học Michigan, các loài cá có gai độc sở hữu tuyến nọc nằm trong những gai sắc nhọn trên cơ thể. Khi cá cảm thấy nguy hiểm, nọc độc sẽ tự động tiết ra từ tuyến này. Khi tiếp xúc với da người, màng bao quanh tế bào tuyến độc bị rách, khiến chất độc xâm nhập vào cơ thể.
Vết thương do cá có gai độc đâm thường có dấu hiệu:
- Đỏ, sưng và đau nhói dữ dội
- Gây suy nhược, đổ mồ hôi, sốt
- Một số trường hợp có thể xuất hiện triệu chứng nôn mửa, chuột rút, tê liệt cơ...
Vì vậy, nếu bị cá ngát đâm, để tránh nguy hiểm tính mạng bạn vẫn nên tìm đến bác sĩ ngay để được hỗ trợ.
Hướng dẫn sơ cứu khi bị cá có gai độc đâm
Khi bị cá da trơn như cá trê, cá ngát đâm vào tay khá phổ biến. Nếu không xử lý kịp thời, nọc độc từ gai cá có thể gây nguy hiểm. Nên để tránh gặp phải trường hợp này, bạn bên bảo hộ khi đánh bắt hay chế biến cá.
Các bước sơ cứu cơ bản

Khi bị gai cá độc đâm vào tay, bạn cần thực hiện ngay các bước sơ cứu dưới đây để giữ an toàn:
- Cho vết thương vào trong nước muối loãng, nhằm làm loãng độc tố
- Những cái gai nếu còn trên da thì cần loại bỏ hết
- Dùng nước ấm khoảng 43 - 45°C rồi ngâm khu vực có vết thương đó trong 30 phút.
Lưu ý: Tuyệt đối không hơ lửa lên vết thương vì có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn.
Đến bệnh viên ngay sau khi sơ chế
Sau khi sơ cứu, nếu gặp các dấu hiệu sau, hãy đến ngay bệnh viện như:
- Vết thương bị loét hoặc sưng tấy
- Xuất hiện biểu hiện bất thường hay cá triệu chứng nặng đi.
Dù vết thương từ gai cá gây ra có vẻ nhẹ, nhưng bạn không nên xem thường, hãy tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ, như vậy sẽ đảm bảo an toàn và tránh các vấn đề không mong muốn.
Cách phòng tránh bị cá có gai độc đâm
Việc bạn đi đánh bắt cá, sơ chế cá hay là trong khi bạn đi biển chơi đều có nguy cơ bị cá có gai độc đâm. Để ngăn ngừa các trường hợp này, bạn nên lưu ý kỹ và thận trọng khi sơ chế cá, hay chơi ở nước.
Nếu bạn đi chơi biển, thì nên tham khảo một số tips sau để tránh bị cá có gai độc đâm:
Di chuyển cẩn thận dưới nước
Khi lội ở vùng nước nông, hãy lê chân nhẹ nhàng để dò dẫm bước đi, như thế vừa xua đi các con vật xung quanh tránh xa bạn thay vì bước mạnh để tránh giẫm phải góc cạnh nhọn của động vật.
Đi dép khi đi bộ trên biển
Bãi biển có thể còn sót lại những loại động vật có gái sắc nhọn, nên khi bạn đi dép sẽ tránh nó đâm vào chân. Hãy ưu tiên các bão biển đã đi vào hoạt động thương mai, vì ở đó đã được dọn dẹp sạch sẽ hơn so với các bãi biển hoang sơ.
Chú ý biển cảnh báo
Biển là nơi mọi người thường ưu thích vào mỗi mùa hè. Khi đi biển, bạn nên quan sát xem ở đó có biển cảnh báo hay không, nếu khu vực đó thông báo khu vực đó sâu, hay có sứa, cá có gai độc... thì bạn nên chọn khu vực khác để vui chơi.
Không chạm vào sinh vật biển lạ
Dù còn sống hay đã chết, một số loài vẫn có thể gây nguy hiểm khi bạn tiếp xúc trực tiếp. Ví dụ, xúc tu sứa vẫn có thể tiết độc ngay cả khi chúng đã chết hay chỉ là một sợi xúc tua rơi trên biển. Ngoài ra, khi đưa tay xuống biển, bạn cũng không nên bắt hay sờ những con vật lạ.
Khi chế biến cá

Khi bạn sử dụng các loại cá gai sắc nhọn để nấu các món ăn, đặc biệt là cá da trơn như cá trê, cá ngát thì bạn có thể chọn những con cá tươi sau đó nhờ người bán làm sạch mang, ruột và phần ngạnh, nói chung là làm sạch, sau đó bạn chỉ về nhà rửa lại là có thể mang đi nấu nướng. Như thế sẽ không lo bị cá đâm.
Khi làm cá, nên giữ chặt, tránh đụng vào các khi vực gai nhọn cứng.