
Trà xanh là một loại trà thơm ngon, nếu dùng đúng cách, đúng liều lượng thì nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thể uống 1 - 2 tách hoặc 3 tách trà xanh mỗi ngày.
Tác dụng của trà xanh

Không chỉ là một loại thức uống quen thuộc, mà trà xanh còn chứa nhiều dưỡng chất, mang lại nhiều công dụng tích cực cho sức khỏe con người. Dưới đây là những lợi ích của trà xanh:
Bảo vệ tim mạch

Uống trà xanh thường xuyên, vừa đủ có thể góp phần cải thiện chỉ số cholesterol, giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL). Hơn nữa, trà xanh còn hỗ trợ giảm huyết áp, duy trì sức khỏe động mạch và giảm tỷ lệ đột quỵ, cùng nhờ thế mà sức khỏe tim mạch ổn định hơn.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Nhờ đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn tự nhiên, trà xanh giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giảm các triệu chứng về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu hay táo bón. Tuy nhiên, bạn không nên uống trà xanh khi đói vì nó có thể làm đau dạ dày hay khiến viêm loét dạ dày nặng hơn. Hãy uống trà cách sau bữa ăn ít nhất 1 tiếng.
Giúp giảm cân

Trà xanh có tác dụng kích thích hoạt động trao đổi chất và thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ thừa, đặc biệt hữu ích cho người đnag muốn giảm cân hay duy trì cân nặng. Nhờ hoạt chất catechin kết hợp cùng caffeine, trà xanh có thể hỗ trợ quá trình giảm cân. Catechins trong trà giúp tăng cường oxy hóa mỡ, giảm mỡ vòng eo và khi uống tà xanh kèm một chế độ ăn uống và vận động hợp lý thì bạn sẽ nhanh chóng lấy lại được vóc dáng mơ ước.
Tăng cường chức năng não bộ
Trà xanh chứa caffeine với hàm lượng vừa phải, cùng L-theanine - một axit amin quan trọng, điều này giúp cải thiện sự tập trung, tỉnh táo mà không gây cảm giác bồn chồn như cà phê. Thức uống này còn giúp tăng cường trí nhớ, hỗ trợ ngừa bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer hay Parkinson.
Giúp chống oxy hóa

Trong trà xanh có hàm lượng cao polyphenol, đáng chú ý là catechin – một chất chống oxy hóa mạnh. Các hợp chất chống oxy hóa này giúp chống lại các gốc tự do gây hại, đây là một trong những tác nhân gây tổn thương tế bào. Nhờ vậy mà có thể làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Vì sao không nên uống nhiều trà xanh?
Dù trà xanh rất tốt, tuy nhiên việc tiêu thụ quá mức loại thức uống này có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn như:
Ảnh hưởng đến chức năng gan

Một hoạt chất trong trà xanh là EGCG, có thể gây tạo gánh nặng cho gan nếu bạn uống trà xanh với liều lượng lớn. Khi uống quá nhiều trà xanh trong thời gian dài, có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan. Do đó, việc uống đều độ là rất quan trọng.
Gây đau dạ dày
Trà xanh có thể kích thích tiết axit dạ dày do nó chứa tannin, việc này dẫn đến đau dạ dày, hay các triệu chứng như buồn nôn hoặc táo bón. Do đó, uống trà xanh khi đói khi đói là một điều kiêng kỵ mà bạn cần tránh. Tốt nhất, hãy dùng trà xanh sau bữa ăn tối thiểu là 60 phút. Những người đang bị viêm loét dạ dày hoặc trào ngược axit dạ dày thực quản thì nên hạn chế uống trà xanh để tránh làm vấn đề này nặng hơn.
Tác động từ caffein

Trà xanh tuy có lượng caffeine thấp hơn cà phê, nhưng nếu bạn uống quá 5- 6 ly mỗi ngày ( số lượng trà là quá nhiều không phù hợp với tất cả mọi người), cơ thể vẫn có thể gặp phải các triệu chứng như mất ngủ, hồi hộp, lo lắng, thậm chí là rối loạn tiêu hóa. Những người nhạy cảm với caffeine càng cần thận trọng khi sử dụng trà xanh, vì nó có thể dễ dàng ảnh hưởng tới họ.
Hạn chế khả năng hấp thu sắt
Uống trà xanh ngay sau bữa ăn có thể là thói quen của một số người, nhưng việc làm này bạn cần loại bỏ. Vì nó có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt từ thực phẩm, do các hợp chất tanin trong trà có khả năng kết hợp với sắt, khiến cơ thể khó hấp thu khoáng chất quan trọng này. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, bạn có thể có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Nên sau khi ăn bữa ăn giàu sắt, bạn khong nên dùng trà xanh ngay nhé, đặc biệt là người đang thiếu máu, thiếu sắt.
Người có vấn đề về tim mạch cần lưu ý

Mặc dù trà xanh có thế góp phần giúp giảm tỷ lệ bị bệnh động mạch vành, hay một số bệnh lý liên quan đến tim mạch như đua tim, đột quỵ.... Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, tuy nó có những lợi ích nhất định cho bệnh tim mạch, nhưng uống quá nhiều hoặc dùng trà quá đậm đặc lại có hại, gây ra tăng huyết áp, mất ngủ hoặc rối loạn nhịp tim, đặc biệt ở những người có bệnh tim mạch. Vì hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa và thận bị kích thích liên tục. Người tiểu đường cần theo dõi đường huyết cẩn thận khi uống trà xanh, vì caffeine có thể ảnh hưởng tới đường huyết.
Ảnh hưởng tới trẻ nhỏ, mẹ bầu
Phụ nữ mang thai cũng nên tránh uống trà xanh, bởi vì nó chứa 2 chất là caffeine, catechin và axit tannic, có thể gây rủi ro cho thai kỳ. Bà bầu hoặc mẹ cho con bú chỉ nên uống tối đa 2 tách trà xanh mỗi ngày (khoảng dưới 200mg caffeine) để đảm bảo an toàn. Nếu vượt quá mức này, có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như làm tăng nguy cơ sảy thai...
Khi mẹ uống trà xanh, caffein này sẽ truyền vào trẻ sơ sinh thông qua sữa mẹ gây ảnh hưởng xấu cho trẻ. Hơn nữa, uống quá nhiều trà xanh trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ.
Trong khi đó, tannin trong trà xanh có thể làm cho cơ thể trẻ hấp thụ protein và chất béo không hiệu quả, khiến trẻ có thể bị thiếu hụt dưỡng chất và ảnh hưởng đến sự phát triển. Ngoài ra, caffeine trong đồ uống này không phù hợp với độ tuổi của trẻ. Vì vậy, phụ huynh không được cho trẻ uống trà xanh hay đồ uống có caffein.
Tần suất sử dụng trà xanh như thế nào là tốt?

Việc uống trà xanh đúng cách và đúng tần suất sẽ phát huy tối đa tác dụng của loại tà này và hạn chế rủi ro, bạn nên:
- Chỉ nên uống trà xanh khoảng 1 - 3 ly mỗi ngày, đây là liệu lượng an toàn cho nhiều người
- Uống vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều để tăng sự tỉnh táo, không nên uống vào buổi tối hay trước khi đi ngủ, vì nó có thể khiến bạn mất ngủ, khó ngủ
- Tránh uống ngay sau bữa ăn để không giảm việc hấp thụ sắt
- Nên uống trà sau khi ăn tối thiếu là 60 phút và không uống khi bụng rỗng.