Hồng trà và trà xanh đều có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ chứa nhiều dưỡng chất cũng như giàu chất chống oxy hóa.
Tìm hiểu về hồng trà
Hồng trà, hay trà đen, là một loại trà được làm từ giống cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis, qua quá trình lên men từ 60-80% người ta thu được trà đen, quá trình lên men còn tùy thuộc vào từng loại trà. Búp trà xanh non của cây trà chuyển từ màu xanh lục sang màu sậm sau quá trình này. Khi hồng trà đã lên men, nước trà có màu hồng đỏ khi pha, và tên gọi "hồng trà" xuất phát từ đây. Mặc dù hồng trà và trà xanh đều có nguyên liệu cùng một giống trà, nhưng hồng trà qua quá trình gia công lên men nên đã tạo nên một loại trà có màu sắc nổi bật và hương vị đậm đà.
Có nguồn gốc từ Đài Loan và Trung Quốc vào năm 80, hồng trà đã nhanh chóng trở thành một nguyên liệu phổ biến trên toàn cầu. Ngoài việc sử dụng như một thức uống hàng ngày, hồng trà còn được sử dụng làm nguyên liệu pha chế nhiều thức uống hấp dẫn. Nó là một trong ba loại trà được ưa chuộng nhất trên thế giới, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau như người trẻ, người trung niên hay người già. Món hồng trà khi kết hợp cùng các loại bánh ngọt tráng miệng sau bữa ăn hay trong những buổi trà chiều được nhiều thực khách yêu thích.
Hồng trà có màu nước đỏ hồng ánh vàng khi pha, đặc biệt khi làm từ chè Shan Tuyết cổ thụ, mặt nước trà có lớp lông tuyết trắng óng ánh. Hương thơm của trà mang mùi mật ong rừng, hòa quyện với hương vị của núi rừng, và mùi thơm này không bị phai dù pha nhiều lần. Vị chát mạnh và đắng nhẹ, ngọt hậu, và vị chát ngậy bùi là cảm nhận khi bạn thưởng hồng trà. Chất lượng hồng trà càng cao thì vị chát ít hơn, tạo ra vị thanh sâu hơn.
Tại Việt Nam, Hồng yrà Shan Tuyết đang trở thành lựa chọn hàng đầu. Sản phẩm được làm theo phương pháp truyền thống, lên men toàn bộ 1005, và làm từ trà Shan Tuyết cổ thụ, mang lại chất lượng và màu sắc nổi bật. Hương vị nhẹ nhàng, thanh và màu sắc hồng tươi tự nhiên, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Muốn pha hồng trà ngon cần lưu ý điều gì?
Một số điểm bạn cần lưu ý khi pha hồng trà:
- Nước pha trà: Tốt nhất là bạn dùng nước tinh khiết, như vậy sẽ giúp trà có hương vị tốt nhất
- Nhiệt độ: Bạn có thể dùng nước đun sôi khoảng 95 – 100°C để pha trà ( tùy loại)
- Lượng trà: Bạn nên uống hồng trà vừa phải, không nên uống quá đậm hay quá nhạt, như vậy sẽ khó mà cảm nhận được vị ngon của trà. Bạn có thể pha 350ml nước với 8g hồng trà, sau đó tùy vào khẩu vị của bản thân mà điều chỉnh cho phù hợp
- Ủ trà: Bạn nên dùng ấm Tử Sa để pha hồng trà, ủ trà trong 3 – 5 phút, còn những nước trà lần 2, lần 3 thì có thể ủ 2-3 phút. Tránh ủ trà quá lâu, khi ủ trà xong tốt nhất bạn nên sử dụng ngay.
Cách pha hồng trà ngon nhất
Dưới đây là những cách pha hồng trà đậm đà, trọn vị mà bạn có thể tham khảo:
Pha hồng trà đào
Hồng trà đào là một thức uống thanh mát và phù hợp cho những ngày hè, thức uống này khá đơn giản, bạn có thể làm theo cách sau:
Nguyên liệu:
- Hồng trà 50g
- Trái đào ngâm
- Siro đào 20ml
- Siro chanh 20ml
- Đá lạnh
Cách pha:
- Cho hồng trà vào ấm, thêm 50ml nước sôi, sau đó tráng đổ nước lần
- Tiếp tục cho 100ml nước vào 50g hồng trà, ủ trà khoảng 5- 10 phút
- Lọc lấy phần nước trà và cho thêm 400ml nước ấm vào
- Cho siro chanh, siro đào, 80ml nước trà, đá viên vào bình lắc, lắc đều
- Cho nước ra ly, cho 2- 3 miếng đào ngâm vào, trang trí cho đẹp mắt
- Thưởng thức.
Pha hồng trà sủi bọt
Nguyên liệu:
- Hồng trà 40g
- Đường
- Đá viên
- Thạch tùy ý
Cách pha:
- Cho hồng trà vào bình, cho nước sôi vào tráng qua, rồi đổ bỏ nước
- Tiếp tục cho khoảng 1 lít nước sôi vào bình trà, đậy nắp ủ khoảng 10 phút
- Lọc bỏ bã trà
- Khi trà đã nguội thì cho đường vào khuấy đều, tùy khẩu vị
- Cho đá viên và nước trà vừa khuấy đường vào bình lắc, lắc đều để trà sủi bọt
- Cho trà ra ly, thưởng thức.
Pha hồng trà truyền thống
Nguyên liệu:
- 5g hồng trà
- Nước sôi khoảng 95 – 100°C
Cách pha:
- Dùng nước sôi tráng ấm trà và tách trà
- Cho trà vào ấm, rót nước sôi vào trà, lắc nhẹ sau đó đổ bỏ phần nước này
- Tiếp tục cho nước sôi khoảng 95 – 100°C vào ấm trà, sau đó đậy nắp
- Ủ trà khoảng 5 phút
- Rót trà ra tách và thưởng thức.
Pha hồng trà tắc
Nguyên liệu:
- Tắc 10 trái
- Mật ong nguyên chất
- Hồng trà 125g
- Đá viên
- Đường
Cách pha:
- Cho hồng trà vào bình trà cho 100ml nước sôi vào tráng trà vào đổ bỏ
- Cho 500ml nước sôi vào bình trà, ủ trà khoảng 10 phút, sau đó lọc bỏ phần bã, để cho nước trà nguội
- Tắc mang đi rửa sạch với nước, vắt lấy nước cốt
- Khi nước trà nguội thì cho mật ong và đường vào, khuấy đều
- Cho nước tắc vào, khuấy nhẹ, nêm nếm cho vừa miệng
- Cho nước ra ly, thêm đá viên, trang trí và thưởng thức
Những lưu ý khi sử dụng hồng trà
Hồng trà có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cần sử dụng hợp lý, khi dùng hồng trà bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Sau khi ăn khoảng 60 phút hay dùng hồng trà
- Không uống hồng trà khi đói
- Nên chọn mua hồng trà ở các nhà sản xuất uy tín
- Không uống hồng trà quá nhiều, quá đặc
- Không uống trà trước khi đi ngủ
- Những người sau không nên uống trà như phụ nữ có thai và đang cho con bú, u bướu, đang kỳ kinh nguyệt, bị sỏi thận, đang điều trị bệnh dùng thuốc, đau dạ dày, ợ nóng...