Gạo lứt có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, và được rất nhiều người tin dùng.
Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt
Gạo lứt có nhiều nguyên tố vi lượng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Gạo lứt là gạo qua quá trình xay xát chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, giữ lại được trọn vẹn các chất dinh dưỡng lớp ngoài cùng, thường có màu đỏ, màu tím, màu tím than,...tùy loại gạo lứt và vị thơm đặc trưng. Nó được coi là một loại ngũ cốc lành mạnh có lợi cho sức khỏe, vì nó giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn so với gạo trắng thông thường.
Không những vậy gạo lứt còn có nhiều chất dinh dươngx cần thiết cho cơ thể như:
- Chất xơ
- Cacbohydrat
- Sắt
- Canxi
- Vitamin B1
- Vitamin B3
- Vitamin B6
- Chất béo
- Nước
- Kali
- Selen
- Magie
- Natri
- Mangan
- Phospho
- Kẽm...
Có mấy loại gạo lứt?
Gạo lứt thông thường có 3 phần chính:
- Phần nhũ nội
- Mầm gạo lứt
- Vỏ cám gạo lứt
Có nhiều loại gạo lứt và đây là 4 loại gạo lứt phổ biến:
Gạo lứt đen
Gạo lứt đen là loại gạo lứt rất dễ nhận biết vì nó có màu đen. Gạo lứt đen chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B12, vitamin B1, gạo ít đường và nhiều chất xơ. Loại gạo này phù hợp cho những ai có nhu cầu giảm cân.
Gạo lứt nếp
Gạo lứt nếp là loại gạo được làm từ các giống nếp khác nhau như nếp hương, nếp cái hoa vàng, nếp than, nếp ngỗng,…. Loại gạo lứt nếp này thường khá dẻo và có thể dùng để nấu xôi, bánh chưng, chè hay làm rượu nếp...
Gạo lứt đỏ
Gạo lứt đỏ là loại gạo lứt có màu đỏ đậm, là loại được dùng phổ biến nhất hiện nay, gạo khi xay xát xong thì sẽ được cho bảo quản, phù hợp với những ai đang ăn kiêng, ăn chay...ăn nó vừa tốt lại còn hỗ trợ làm đẹp.
Gạo lứt đỏ được nuôi trồng theo phương pháp hữu cơ nên phù hợp cho những ai ăn thuần chay, ăn chay đều có thể dùng được.
Gạo lứt tẻ
Gạo lứt tẻ là loại gạo thông thường được nấu ăn, chỉ loại bỏ phần vỏ trấu mà vẫn giữ lại lớp cám ngà. Loại gạo lút tẻ này có hai loại: gạo lút tẻ hạt tròn và gạo lút tẻ hạt dài.
Việc sử dụng gạo lứt cũng là cách bổ sung dưỡng chất và bảo vệ sức khỏe, giúp cải thiện miễn dịch, chống nhiễm trùng... Đồng thời, gạo lứt có lượng chất xơ cao giúp cải thiện tiêu hóa, phòng ngừa trào ngược axit và có lợi cho sức khỏe đường ruột hạn chế các vấn đề về tiêu hóa.
Gạo lứt người bị trào ngược dạ dày có ăn được không?
Trào ngược dạ dày là một bệnh lý khá phổ biến và nhiều người mắc phải. Người bị trào ngược dạ dày cần có lối sống lành mạnh và kiểm soát ăn uống để cải thiện bệnh.
Gạo lứt là một loại ngũ cốc có nhiều công dụng với sức khỏe và nó là thực phẩm giúp cải thiện tiêu hóa, vì vậy nó là lựa chọn tuyệt vời cho những ai bị trào ngược dạ dày thực quản hay trào ngược axit. Các nghiên cứu còn cho rằng, gạo lứt là thực phẩm có lợi và giúp giảm triệu chứng của trào ngược axit.
Niêm mạc dạ dày được bảo vệ khỏi sự ăn mòn của axit dịch vị nhờ gạo lứt có lớp cám bên ngoài. Bằng cách ngăn không cho axit vào thành dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ. Cũng nhờ cơ chế bảo vệ này mà giúp những người bị trào ngược dạ dày giảm cảm giác nóng rát, khó chịu do trào ngược axit, mà nó còn thúc đẩy chữa lành những tổn thương đang có.
Gạo lứt còn chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện tiêu hóa, ngừa táo bón và viêm đại tràng. Nhờ tăng cường chức năng cho hệ tiêu hóa, gạo lứt giúp quá trình tiêu hóa thuận lợi và tốt hơn, giảm nguy cơ bùng phát trào ngược axit. Không những vậy, chất xơ có trong gạo lứt còn giúp nhu động ruột hoạt động trơn tru và giúp sức khỏe đường ruột ổn định, nhờ vậy mà giúp hệ tiêu hóa cân bằng và khỏe mạnh hơn.
Ăn gạo lứt mỗi ngày với liều lượng vừa phải mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, cũng như cải thiện và hồi phục dạ dày trước các tổn thương do trào ngược axit. Nhờ bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết và cải thiện chức năng của dạ dày. Gạo lứt là thực phẩm tự nhiên, có đặc tính bảo vệ và có lợi cho bệnh trào ngược axit.
Không như các phương pháp chữa trị bằng y tế, có thể mang đến một số tác dụng phụ, còn dùng gạo lứt để hỗ trợ trị trào ngược axit lại an toàn.. là một phương pháp trị bệnh tự nhiên, giúp giảm đâu lại không gây tác dụng phụ, khiến gạo lứt là một trợ thủ đắc lực cho những người đang mắc phải triệu chứng trào ngược axit.
Gạo lứt là một thực phẩm rất tốt cho những ai bị trào ngược axit, nhờ gạo lứt có đặc tính bảo vệ, cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ nuôi dưỡng dạ dày. Bằng chứng khoa học chứng minh tính hiệu quả của gạo lứt đối với người trào ngược axit. Ngoài ra, bạn nên kết hợp việc ăn gạo lứt với chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, rèn luyện thể lực đều đặn. Để giúp giảm những triệu chứng do trào ngược axit gây ra và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
Cách dùng gạo lứt chữa trào ngược dạ dày
Gạo lứt có đặc tính bảo vệ và giúp giảm sự khó chịu của trào ngược dạ dày. Dưới đây là cách dùng gạo lứt đơn giản tại nhà giúp chữa trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như:
Sữa gạo lứt
Nguyên liệu:
- Gạo lứt
- Đường phèn
Cách thực hiện:
- Cho chảo lên bếp, làm nóng chảo thì cho gạo lứt vào rang cho tới khi gạo lứt ngả vàng, cho gạo lứt ra để nguội
- Cho gạo lứt vào nồi, cho nước vào đun sôi, nấu cho tơi khi gạo tạo thành hỗn hợp
- Cho đường phen vào, khuấy cho đường tan
- Cho gạo lứt đã nấu sáng một chiếc nồi sạch khác, nấu nhỏ lửa cho gạo mềm
- Lọc lấy nước, bỏ bã, sau đó cho sữa tươi vào, đun sôi
- Rót ra ly, thưởng thức.
Gạo lứt và lá ổi
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá ổi non
- Gạo lứt
- 500ml nước
Cách thực hiện:
- Lá ổi non bạn mang đi rửa sạch với nước, sau đó để ráo, cắt nhỏ
- Cho lá ổi và gạo lứt vào chảo, bật bếp sao vàng
- Chờ cho gạo lứt chuyển màu vàng thì cho 500ml nước lọc vào đun sôi
- Hãm nhỏ lửa 3- 5 phút rồi tắt bếp
- Chờ nước nguội thì lọc lấy nước, bỏ bã
- Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn khoảng 30 phút.
Cháo gạo lứt
Nguyên liệu:
- Gạo lứt
- Táo tàu
- Khoai lang ( nếu muốn)
Cách thực hiện:
- Gạo lứt trước khi nấu có thể ngâm với nước khoảng 3-4 tiếng, sau đó vo lại với nước sạch
- Cho gạo lứt vào nồi, đổ nước và hầm tới khi gạo lứt nở và mềm
- Khoai lang gọt sạch vỏ ngoài, rửa sạch, cắt miếng nhỏ
- Táo tàu khô rửa lại với nước, để ráo
- Cho khoai lang và táo tàu vào nồi cháo, hầm nhỏ lửa
- Chờ cho khoai lang chín mềm, nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp
- Múc cháo ra tô và thưởng thức.
Khi dùng gạo lứt để trị trào ngược axit cần lưu ý
Ăn gạo lứt rất tốt chi sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng cần ăn đúng cách và liều lượng phù hợp với nhu cầu của bản thân, để phát huy tối đa hiệu quả của gạo lứt. Một số lưu ý khi dùng gạo lứt bạn nên chú ý:
- Không nên dùng gạo lứt cho người huyết áp cao, vừa ốm dậy, suy dinh dưỡng, hệ tiêu hóa yếu...
- Chỉ nên ăn 2-3 lần/ tuần, cũng không nên bổ sung quá nhiều chất xơ
- Tránh ăn mặn trong khi dùng gạo lứt để điều trị
- Nên ngâm gạo lứt trước khi nấu để tiết kiệm thời gian
Sử dụng gạo lứt để trị trào ngược dạ dày chỉ là hỗ trợ cho người bệnh nhẹ, ngoài ra, bạn có vấn đề về sức khỏe hay đang điều trị bệnh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Khi dùng gạo lứt nếu bạn có vấn đề nào bất thường nên ngừng sử dụng và gặp bác sĩ để được tư vấn.
Lời kết
Gạo lứt có lợi nếu bạn biết cách sử dụng và dùng với liều lượng phù hợp. Hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn đọc.