Khô mực là một nguyên liệu chế biến nhiều món ăn được rất nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên quá trình bảo quản sai cách có thể làm khô mực bị mốc. Bài viết này giúp bạn nhận biết mực bị mốc.
Những nguyên nhân có thể làm khô mực bị mốc
Khô mực bị mốc cũng có nhiều nguyên nhân và cũng gần giống như các thực phẩm bị mốc khác. Nguyên nhân chính thường là do cách bảo quản không đúng, làm khô mực bị ẩm mốc.
Bảo quản sai cách
Nguyên nhân đầu tiên có thể là do bạn bảo quản sai cách.
Bạn mua khô mực về nhưng chưa sử dụng liền, lại không bảo quản kỹ, chỉ để ở bên ngoài. Rồi thời gian trôi qua khoảng 5- 7 ngày bạn mới sực nhớ, lúc này tìm thấy khô mực thì nó đã bị lên mốc, do thời gian để bên ngoài lâu, bảo quản sai cách làm mực bị ẩm, lâu dần bị mốc nổi lên.
Bên cạnh đó, nếu khô mực bạn đã cho vào túi kín, nhưng lại bảo quản ở nơi ẩm ướt, thì lúc này khô mực còn bị nấm mốc nhanh hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ chỉ cần cho vào tủ lạnh thì khô mực không bị mốc, nếu bạn để trong thời gian quá lâu thì khô mực vẫn có thể bị mốc.
Mua khô mực kém chất lượng
Việc mua khô mực kém chất lượng không chỉ có thể ảnh hưởng sức khỏe khi ăn mà nó cũng dễ bị hư hỏng ẩm mốc,
Những loại khô mực kém chất lượng, có thể là mực không đảm bảo chất lượng, đã xản xuất lâu ngày, thì đó cũng là nguyên nhân làm khô mực bị mốc.
Do điều kiện thời tiết
Nguyên nhân làm khô mực ẩm mốc khác như do điều kiện thời tiết. Nhiệt đới gió mùa ẩm là đặc trưng khí hậu của nước ta, do đó độ ẩm ở trong không khí cao, vì vậy khi bảo quản hay vận chuyển dễ làm khô mực bị mốc.
Ngoài ra, nếu bạn mua khô mực ở ngoài chợ, không được phơi kỹ, hút chân không, thì nếu mua về không sử dụng ngay thì nó sẽ dễ bị ẩm mốc trong thời gian ngắn.
Cách nhận biết khô mực bị mốc hiệu quả
Nhận biết khô mực bị mốc có thể dựa trên các dấu hiệu hình thức và mùi. Dưới đây là một số cách để bạn nhận biết khô mực bị mốc:
Màu sắc khô mực
Mốc thường xuất hiện dưới dạng lớp màng màu trắng, xám, đen hoặc xanh lá cây trên bề mặt khô mực, mốc càng nhiều thì bạn sẽ dễ dàng phát hiện hơn bằng mắt thường. Nếu bạn thấy bất kỳ vết bám mốc nào trên khô mực, đó là một dấu hiệu rõ ràng.
Còn với loại khô mực mới có dấu hiệu bị mốc, bạn nên kiểm tra kỹ hơn, kiểm tra từng bộ phận trên thân mực để xem xét cẩn thận vì lúc này dấu hiệu mốc chưa rõ ràng.
Lớp phấn trắng phủ không còn
Khô mực thường được chọn mua là những con khi có một lớp phấn trắng phủ bên ngoài. Khô mực ngon lớp phấn trắng này khá mỏng, nó giống như bụi có thể bị thổi bay. Còn khô mực bị mốc thì lớp phấn trắng dày, cầm có cảm giác ướt dính và không bị thổi bay.
Khô mực có mùi lạ
Mốc thường đi kèm với mùi hôi, hắc, mốc mùi mốc thường khá dễ phát hiện. Nếu bạn cảm nhận mùi lạ từ khô mực, có thể khô mực đã bị mốc. Ngoài ra, khi ăn bạn sẽ thấy nó đắng, tanh nồng và không còn vị ngọt, ăn vào miếng thấy khó chịu.
Khô mực bị mốc có sử dụng được không?
Khô mực bị mốc không được sử dụng. Mốc là dấu hiệu của sự tạo ra của vi khuẩn và nấm mốc, và việc tiêu thụ thực phẩm bị mốc có thể gây hại cho sức khỏe. Khi thấy mốc trên khô mực, bạn nên vứt bỏ chúng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.
Mốc ở hải sản có thể tạo ra các chất độc hại, như aflatoxin, các chất men hóa học và các hợp chất gây dị ứng. Khi bạn tiêu thụ thực phẩm chứa mốc, bạn có thể gặp phải các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và các triệu chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để tránh tình trạng khô mực bị mốc, tốt nhất nên mua số lượng cần dùng, mua mực mới được sản xuất, còn nếu bạn chưa sử dụng hết hãy lưu trữ chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Bạn cũng nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng không có dấu hiệu của mốc hoặc bất kỳ hỏng hóc nào trên khô mực.
Khô mực vừa bị mốc hay mốc nhẹ có dùng được không?
Khô mực bị mốc mà mắt thường có thể thấy, từng đốm mốc ở mực thì bạn nên vứt đi, không được sử dụng.
Còn nếu mực vừa mới bị mốc có nên sử dụng không?
Câu trả lời là không nên sử dụng.
Tuy nhiên, không ít người cảm thấy tiếc khi vứt bỏ khô mực như vậy. Cho nên khi khô mực mới xuất hiện một ít chấm mốc xanh đen thì nhiều người mang rửa rồi phơi nắng. Cách làm này là không thể loại bỏ được chất aflatoxin. Nếu sử dụng sẽ gây hại cho sức khỏe.
Cũng trường hợp cắt bỏ hết chỗ mốc và xung quanh phần có dấu hiệu nấm mốc, tiếp đó ngâm 30 phút trong nước ấm 60 độ C hoặc ngâm bằng dấm ăn, sau đó mang chế biến ngay.
Tuy nhiên, lời khuyên là nếu thấy mốc thì bạn nên vứt không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách bảo quản khô mực
Bảo quản mực khi đi xa
Khi đi du lịch, đi công tác, bạn mang theo mực để dùng hay biếu tặng thì bạn cần bảo quản cẩn thận.
Tốt nhất là khô mực được lấy từ tủ lạnh ra thì để nguyên, cho vào túi hút chân không rồi dùng giấy báo quấn kỹ, quấn 3- 4 lớp để giữ được hơi lạnh.
Sau đó cho vào túi ni long hay túi zip để tránh mùi khô mực bám ra quần áo hay ra không khí bên ngoài.
Bảo quản mực 1 nắng
Mực một năng như tên gọi của nó, chỉ được phơi 1 nắng. Khô mực bên ngoài thì khô, còn bên trong vẫn tươi ngon.
Bạn có thể cho mực một nắng vào túi hút chân không, sau đó cho vào ngăn đông tủ lạnh, cách làm này giúp bảo quản mực được 6 - 8 tháng.
Bảo quản mực khô không có tủ lạnh
Nếu bạn không có tủ lạnh, có thể bảo quản khô mực bằng cách cho vào túi hút chân không, hoặc dùng giấy báo quấn thật kỹ sao đó cho vào túi ni lông, buộc kín. Sau đó cho vào nơi khô ráo, thoáng mát để bảo quản, sau 1 tuần thì mang ra phơi lại khoảng 15 phút, rồi mang vào sử dụng hoặc bảo quản.
Lời kết
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như trên khô mực, nên ngưng sử dụng và loại bỏ nó. Nên mua đúng số lượng cần sử dụng để tránh khô mực bị hư hỏng trong quá trình bảo quản.