Gừng có vị cay và mùi thơm đặc trưng, nó được dùng làm nguyên liệu nấu nướng, pha nước uống...
Thành phần dinh dưỡng của gừng
Gừng có nhiều chất dinh dưỡng, trong 100g gừng có chứa những chất dinh dưỡng nổi bật như:
- Năng lượng: 74 calo
- Protein: 2,6g
- Chất xơ: 4,9g
- Chất béo: 0,1g
- Nước: 79g
- Axit folic: 13 ug
- Vitamin B1: 0,16mg
- Vitamin B2: 0,22mg
- Vitamin B3: 0,4mg
- Vitamin B6: 0,25mg
- Vitamin C: 44mg
- Sắt: 1,16mg
- Tinh bột: 17,23g
- Canxi: 45mg
- Phốt pho: 100mg
- Kali: 556mg
- Kẽm: 0,39mg
- Natri: 40mg
- Magie: 23mg
- Chất sinh hóa như beta-phellendrane, curcumene, gingerol, camphene,…
Công dụng của gừng mang lại cho sức khỏe
Gừng tươi được sử dụng như một loại gia vị quen thuộc, tuy nhiên nó còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Hỗ trợ giảm cân
Nếu bạn đang có kế hoạch giảm cân, thì bạn có thể bổ sung gừng tươi vào thực đơn của mình. Gừng có chứa shogaol và gingerol là các hợp chất có lợi cho việc giảm cân, nó giúp lưu trữ và đốt cháy chất béo phức tạp của cơ thể. Ngoài ra, gingerol còn hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu.
Gừng tươi hỗ trợ quá trinh trao đổi chất ổn định, giúp quá trình giảm cân đạt kết quả tốt hơn. Không chỉ những người muốn giảm cân, mà những người muốn duy trì cân nặng cũng dùng gừng để ngăn tăng cân lại.
Tuy nhiên, bạn cần kết hợp việc ăn uống khoa học và thể thao thường xuyên để giảm cân an toàn và hiệu quả nhất.
Giúp giảm cholesterol
Một số nghiên cứu cho rằng người có nồng độ cholesterol trong máu cao đã được giảm đáng kể khi cho sử dụng gừng tươi. Ngoài ra, không chỉ cholesterol được giảm mà nó còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Nhờ có 2 tác dụng quan trọng này, nên việc dùng gừng tươi cũng hỗ trợ ngừa các bệnh như cao huyết áp, béo phì, tiểu đường...
Giảm buồn nôn, say tàu xe
Cảm giác đau đầu, buồn nôn thường gặp ở những người bị say tàu xe hoặc phụ nữ bị ốm nghén, tuy không nghiêm trọng nhưng nó lại mang lại cảm giác rất khó chịu. Vì vậy, bạn có thể dùng gừng tươi để tránh bị triệu chứng này. Gừng có thể giảm buồn nôn, trung hòa acid trong dạ dày nhờ nó có tinh cay ấm, giúp làm nóng cơ thể.
Riêng đối với phụ nữ đang bị nghén có thể dùng 1 ít gừng để cải thiện tình trạng buồn nôn do nghén, tuy nhiên liều lượng nhỏ và cũng có thể tham khảo bác sĩ cách dùng gừng để cải thiện ốm nghén.
Hỗ trợ hiệu tiêu hóa
Gừng với tính cay nóng, chứa nhiều tinh chất có lợi giúp hỗ trợ trị các vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng, ợ hơi hay ợ chua. Gừng cũng là một vị thuốc để hỗ trợ tiêu hóa và các vấn đề về đường ruột. Bạn có thể dùng gừng tươi hoặc trà gừng cũng đều có tác dụng.
Những người chán ăn do bệnh, có thể dùng một lượng gừng tươi vừa phải để kích thích tiêu hóa và giúp hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn.
Tác dụng chống viêm
Gừng tươi có tác dụng chống viêm được nhiều người ưa chuộng, không những vậy một số loại thuốc cũng dùng gừng tươi.
Được biết dùng gừng tươi có khả năng hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và có phản hồi tích cực đối với người bị mắc viêm loét dạ dày. Không những vậy, gừng còn có nhiều công dụng về các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, bị áp xe răng... Vì vậy, bạn cũng có thể dùng gừng tươi để làm nước súc miệng hàng ngày.
Hỗ trợ trị cảm lạnh
Gừng có tính ấm nóng nên có dùng để trị cảm lạnh, sốt hiệu quả. Khi bạn pha dùng nước ấm cũng giúp thúc đẩy nhanh việc tiết mồ hôi, hỗ trợ tuần hoàn máu và giãn mao mạch. Vì vậy, vào mùa đông, gừng thường được dùng để làm ấm cơ thể rất tốt.
Các bài thuốc dân gian dùng gừng để trị cảm lạnh như nấu rượu với gừng để giải cảm hoặc dùng để cạo gió. Ngoài ra, gừng tươi cũng hỗ trợ các vấn đề như hen suyễn, ho, cảm cúm, viêm phế quản...
Cách sử dụng gừng hiệu quả
Dưới đây là một số cách sử dụng gừng hiệu quả:
Gà kho gừng
Nguyên liệu:
- 700g thịt gà
- 50g gừng tươi
- Nước mắm
- Muối
- Đường
- Tiêu
- Bột ngọt
- Hành tím
Cách làm:
- Mang thịt gà rửa với nước có pha muối loãng, sau đó rửa lại nước 2-3 lần, mang gà chặt thành khúc vừa ăn
- Ướp thịt gà 20 phút với 1 thìa nước mắm, 1/2 thìa tiêu, 1/2 thìa đường, 1/2 thìa hạt nêm. Trộn đều
- Hành tím và gừng gọt vỏ ngoài, rửa sạch sau đó băm nhuyễn hành tím còn gừng cắt sợi
- Cho nồi lên bật bếp, thêm 1 thìa dầu ăn phi thơm hành tím, sau đó cho gà vào xào săn
- Cho 1-2 chén nước lọc vào đậy nắp đun sôi, khi gà sôi thì cho gừng vào, rồi hầm nhỏ lửa
- Khi phần nước gần cạn, nêm nếm gia vị lần nữa rồi tắt bếp
- Cho gà ra đĩa và thưởng thức.
Mứt gừng mật ong
Nguyên liệu:
- 500g gừng tươi
- 5 thìa mật ong
- 250g đường phèn
- 1 ống vani
- 1 trái chanh
Cách làm:
- Mang gừng ra gọt sạch vỏ ngoài, rửa sạch và cắt lát mỏng, cho gừng vào ngâm 10 phút với nước lạnh vắt 1 nửa quả chanh vào. Sau đó, mang ra rửa sạch với nước rồi để ráo
- Cho nước lọc vào nồi, bật bếp, đun sôi nước thì cho gừng vào luộc 5- 10 phút rồi vớt ra, tiếp tục đổ phần nước sôi đó, cho thêm nước lạnh vào nồi, thêm nước cốt chanh của 1/2 quả chanh còn lại, đun sôi lần nữa khoảng 5- 10 phút rồi rửa sạch 2- 3 lần với nước rồi để ráo nước.
- Cho gừng vào tô sạch, thêm 5 thìa mật ong, vani và đường phèn vào ( đường phèn mang giã nhuyễn), trộn đều sau đó đậy nắp, cho vào ngăn mát ướp 4-5 tiếng
- Cho chảo lên bật bếp, cho gừng vào đun nhỏ lửa và sên gừng
- Sên nhỏ lửa tới khi thấy đường dính vào gừng và gừng khô lại thì tắt bếp
- Cho mứt gừng ra đĩa và thưởng thức.
Trà gừng
Nguyên liệu:
- 1 - 2 lát gừng tươi
- 200ml nước
Cách làm:
- Gừng mang đi gọt sạch vỏ, rửa sạch, sau đó cắt 1 - 2 lát gừng, băm nhuyễn ( hoặc giã nhuyễn)
- Đun sôi 200ml nước lọc, sau đó cho gừng vào, hạ lửa nhỏ đun 3-5 phút, tắt bếp
- Vớt bỏ phần bã gừng ra
- Rót nước gừng ra ly, chờ nguội và thưởng thức.
Đối tượng không nên sử dụng nhiều gừng
Gừng phải được sử dụng đúng cách, liều lượng phù hợp mới mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và không hẳn ai cũng dùng được gừng. Theo phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, gừng có tính nhiệt, tuy là gia vị tốt nhưng không được dùng quá nhiều, khi lạm dụng gừng có thể gây nhiệt trong người, khô miệng, khát nước...
Theo một số lương y, nếu sử dụng quá 5g gừng/ngày có thể chảy nước mắt sống, gây toét mắt.
Dưới đây là những đối tượng không nên dùng gừng:
- Người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người huyết áp cao, bệnh tim
- Người hay bị nhiệt miệng, có địa nóng
- Người bị táo bón
- Người bị sốt cao
- Người bị say nắng
- Phụ nữ mang thai
- Người bị gan, trĩ, xuất huyết
- Người đang sử dụng thuốc...
Tóm lại, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng gừng.
Lời kết
Gừng là một gia vị ngon, thơm và có lợi nếu bạn biết cách dùng và liều lượng ít.