
Trà móc câu là một loại trà có hương vị thơm ngon, bạn có thể thưởng thức nó vào buổi sáng, khi hàn huyên cùng bạn bè, khi khách đến chơi nhà, hay những lúc bạn ở một mình thư giãn...
Thế nào là trà móc câu?

Trà móc câu là một dòng trà ngon, nổi bật với hương vị thanh khiết, tinh tế, được chế biến từ những búp trà non. Tên gọi “móc câu” bắt nguồn từ hình dáng đặc trưng của búp trà sau khi chế biến: cong cong tựa như chiếc móc câu, mang lại tính thẩm mỹ cho loại trà này. Trà này thường được sản xuất tại các vùng cao, nơi có khí hậu mát mẻ và thổ nhưỡng màu mỡ, đặc biệt là Thái Nguyên – cái nôi của trà Việt.
Hương vị của trà móc câu

Trà móc câu mang hương thơm đặc trưng khác biệt so với các loại trà khác. Trà móc câu có mùi thơm cốm nhẹ và lan tỏa cả khi hít và thưởng trà trong miệng. Vị trà có chút chát, nhưng sau khi uống 5 giây bạn sẽ thấy vị ngọt êm ái ở cổ họng.
Màu nước trà có vẻ nhạt màu so hơn trà xanh thông thường. Nhưng chính điều này làm cho chè móc câu nổi bật và dễ nhận ra hơn.
Những thời điểm tuyệt vời nào nên uống trà móc câu?
Thưởng trà không chỉ là một thói quen mà còn là một nghệ thuật, vì thế khi uống trà đúng thời điểm nó không chỉ giúp bạn tỉnh táo, tăng sự tập trung, tối ưu lợi ích của trà thì nó cũng đêm lại sự thư giãn cho người uống. Dưới đây là những lúc lý tưởng để nhâm nhi loại trà này:
Uống trà vào buổi sáng

Bắt đầu ngày mới bằng một tách trà móc câu là một lựa chọn lý tưởng, giúp bạn tăng cường sự tỉnh táo. Caffeine trong trà cũng có hàm lượng thấp hơn cà phê, nhưng đủ để kích thích cơ thể, giúp bạn tập trung tốt hơn mà không gây cảm giác bồn chồn như cà phê.
Tuy nhiên, chờ sau khi ăn sáng khoảng 60 phút thì bạn hãy uống trà, lúc này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và thức ăn bạn ăn vào sẽ được hấp thu và tiêu hóa dễ dàng hơn.
Uống trà trước và sau khi tập luyện
Trà xanh cũng có lợi cho người tập luyện thể thao, bạn có thể uống trà xanh trước khi tập luyện hoặc sau khi tập luyện đều được, nó sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơ cũng như tập luyện hiệu quả hơn.
Tạp chí American Journal of Physiology-Regulatory công bố nghiên cứu cho rằng, trà xanh giúp gia tăng mức tiêu thụ năng lượng và xoa dịu cảm giác mệt mỏi sau khi vận động.
Uống trà vào giữa buổi chiều

Từ khoảng giữa buổi chiều là khoảng thời gian mà năng lượng bắt đầu giảm sút, bạn cũng cảm thấy mệt mỏi và uể oải nhiều hơn. Lúc này một tách trà có thể giúp tái tạo lại năng lượng, giúp bạn tăng cường sự tập trung trong công việc tốt hơn.
Uống trà sau bữa ăn
Uống một tách trà sau bữa ăn khoảng 1- 2 tiếng cũng rất có lợi, nó có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và giảm cảm giác đầy bụng sau ăn. Nhưng bạn không được uống ngay sau khi ăn vì nó có thể làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể, cũng như có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
Uống trà khi gặp gỡ bạn bè

Trà móc câu có vị chát dịu và hậu ngọt dễ chịu, phù hợp với nhiều đối tượng, vì thế nó phù hợp thưởng thức trong những buổi gặp mặt người thân, bạn bè, đối tác...,. Người Việt có truyền thống mến khách, " khách đến nhà không trà cũng nước" cũng phần nào thế hiện điều này. Tách trà nhâm nhi tạo không khí gần gũi.
Uống trà khi bạn muốn thư giãn
Khi kết thúc một ngày dài làm việc, bạn có thể thưởng thức một tách trà để xoa tan mệt mỏi, hương thơm của trà bay lên phảng phất mùi cốm non dễ chịu, giúp tâm hồn bạn được thả lỏng, với vị trà chát nhẹ, hậu vị ngọt đọng lại lâu trong cổ họng.
Ai không nên uống trà móc câu mỗi ngày?
Mặc dù trà móc câu rất có lợi cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể dùng nó, một số người không nên uống trà như:
Những người nhạy cảm với caffeine

Dù hàm lượng caffeine trong trà có thể thấp hơn cà phê, nhưng với người nhạy cảm với caffein thì cũng có thể bị bồn chồn, khó ngủ, nhất là khi bạn uống trà vào buổi tối hay gần giờ đi ngủ. Những người này nên hạn chế uống trà vào buổi chiều hay vào buổi tối, tốt nhất nên chọn các loại trà không chứa caffein để sử dụng.
Người mắc bệnh dạ dày
Các loại trà như trà xanh và trà đen có chứa tanin, đây là một hợp chất có thể kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn. Việc thường xuyên uống các loại trà này khi đói có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày, gây khó chịu hoặc khiến bệnh viêm loét dạ dày nặng hơn, vì vậy, bạn không được dùng trà khi đói.
Người thiếu máu

Một số hợp chất trong trà có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt từ thức ăn, ví dụ như polyphenol. Nếu bạn đang bị thiếu hụt máu do thiếu sắt, thì tốt nhất không được uống trà ngay sau bữa ăn, nhất là sau khi ăn những thực phẩm giàu sắt.
Người đang có vấn đề về sức khỏe
Trà xanh có thể làm giảm tác dụng của một số thuốc. Bên cạnh đó, trà cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác nhau, vì thế nếu bạn đang có các vấn đề về sức khỏe hay đang trị bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn uống trà để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, mẹ bầu, phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh uống trà.